Phim Kẻ Di Trú - Phim VN đề tài học sinh cực hay !!!




Xem Phim
Download Phim
 
Nội dung phim: Kẻ di trú là chuyện về Sơn, một cậu học sinh ở nông thôn “di trú” lên thành thị học tập. Từ chỗ coi thường, dần dần tập thể lớp 11 tại Cao Lãnh và lớp 12 tại TP.HCM càng yêu quý Sơn.
Mỗi một lần sa ngã là một lần Sơn lớn lên, thấy rõ hơn quyết tâm của cha cho mình ăn học, cũng như tình yêu thiên nhiên hoang dã, yêu chim muông của Sơn ngày một sâu sắc. Tất cả định hướng cho cậu quyết tâm học tập để mai sau hết “di trú” mà trở về quê phát triển sự nghiệp. Di trú nhưng lúc nào cũng mang một lời hẹn trở về!

Câu chuyện bắt đầu khi Sơn bước chân vào trường chuyên ban Cao Lãnh, đụng độ với Phú, một học sinh quậy phá nhất lớp. Sơn được lớp phó Tuyết Ngân quan tâm, nhưng lại là cái gai trước mắt của lớp trưởng Ngọc Uyển. Không địch nổi “vô địch” karate Phú, Sơn buồn chán bỏ về quê, rồi trở lại lớp với ý định phục thù. Hai bên cứ tìm cách “so kè” với nhau mãi. Sau đôi ba lần bỏ về quê, được người thân, bạn bè và nhất là từ khi gặp được giáo sư Tòng và chuyên gia Đan Mạch tại vườn sếu quốc gia, Sơn bỗng dưng tỉnh ngộ, quyết tâm học hành. Từ chỗ ghét cay ghét đắng Sơn, “tiểu thư” Ngọc Uyển đâm ra mến phục chàng trai hai lúa đầy cá tính này. Một mối tình học trò nảy nở, làm thất vọng cô du học sinh người Hàn Quốc Soong Nhi.

Khi người ta trẻ

Phim xoay quanh suy nghĩ và lối sống của những con người trẻ, cụ thể là lứa tuổi học sinh cấp ba, còn nhiều bột phát sôi nổi. Dàn diễn viên đa số đều trẻ (1987- 1990) và tuy chưa phải là những gương mặt nổi bật của dòng phim truyền hình như Võ Minh Bảo (vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh, đã đóng Những ngày hè xanh), Bảo Quỳnh (ca sĩ, đã đóng Dòng sông định mệnh), Thái Hà (sinh viên, đã đóng Vó ngựa trời Nam), nhưng cái chất “mộc” hồn nhiên trong cách diễn cùng sự năng động của họ đã mang đến cho phim một màu sắc trẻ trung.

"Tân binh" quên thoại

Các đoạn thoại trong phim là nỗi lo của hầu hết các diễn viên trẻ trong phim, nhất là tuyến nhân vật chính. Diễn viên Minh Bảo kể rằng thời gian đầu chưa nắm vững tâm lý nhân vật, có nhiều đoạn thoại dài đến 6-7 trang giấy, nếu cứ lo diễn thì quên thoại và ngược lại. Trường hợp Bảo Quỳnh cũng thế, những đoạn nhiều thoại, cô phải bị quay đi quay lại nhiều lần. Thái Hà thì rất sợ những lời thoại diễn tả nội tâm vì với điện ảnh, cô hãy còn là một “tân binh”.

Kỷ niệm rừng Tràm

Phim có nhiều cảnh quay trong rừng tràm (Đồng Tháp), các diễn viên trẻ đã có cơ hội thử thách lòng yêu nghệ thuật của mình khi tập diễn những cảnh chèo xuồng, nhảy sông, đánh nhau, đụng xe… mà không nhờ cascadeur. Cũng nhờ "tự thân vận động" như vậy mà khi xong phim, họ đều có cảm tưởng mình đã là dân miền Tây thứ thiệt, dù có bạn như Thái Hà bị bầm tím tay chân, đi cà nhắc, Bảo Quỳnh ê ẩm toàn thân, phải một tháng sau mới tan máu bầm. Rừng tràm nổi tiếng nhiều… muỗi, khi quay đêm, các diễn viên phải vừa diễn, vừa trân mình “chiến đấu” với bầy muỗi đêm vo ve.

Đóng phim trong rừng, ăn bờ ngủ bụi, vậy mà người nào cũng…tăng ký nhờ món mắm ruốc kho, cá nướng dã chiến và nhất là nhờ không khí đoàn phim rất hòa đồng. “Cực mà vui” và học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, đó là cảm nghĩ của các diễn viên trẻ sau hơn hai tháng rong ruổi từ TP.HCM qua Củ Chi, xuống Đồng Tháp…

















Không trang phục sành điệu, không bối cảnh sang trọng và các nhân vật cũng không là hình ảnh teen hiện đại, bộ phim Kẻ di trú (dài 20 tập, kịch bản: Nguyễn Phước Thảo, đạo diễn: Châu Huế, Hãng phim TFS sản xuất, đang phát sóng trong giờ phim chiều của HTV9) cuốn hút khán giả bằng chất mộc, sự chân chất của các nhân vật tuổi học trò ở miệt vườn.


Cảnh trong phim Kẻ di trú (ảnh do TFS cung cấp)

Có thể nói, trong dòng chảy phim tuổi teen khai thác nhiều hình ảnh về thế hệ teen hiện đại, Kẻ di trú giống như một hòn sỏi lạ, mộc mạc xuất hiện lặng lẽ nhưng lại có đủ sức nặng để khẳng định được một giá trị riêng. Phim là hình ảnh của một thế hệ tuổi trẻ vùng quê, cũng đầy những va vấp, thiếu niềm tin kiên định với con đường học vấn vì cảnh nghèo và vì cả những rào cản trong các mối quan hệ, cái nhìn của người ngoài. Sơn (do Võ Minh Bảo đóng) là một hình ảnh đại diện cho tuổi trẻ của miệt vườn Tam Nông. Sơn “hai lúa” rời vùng đất nghèo đi theo đuổi giấc mơ con chữ, nhưng ngay từ những ngày đầu bước vào trường chuyên ban của tỉnh, cậu đã phải đối mặt với sự xem thường lẫn hiếp đáp của một nhóm bạn ỷ thế khinh người. Cậu học trò “hai lúa” này có lúc đã muốn bỏ học về quê vì mặc cảm, nhưng cuối cùng nhận thức được trách nhiệm to tát mà tuổi trẻ mình đang gánh trên vai, Sơn đã cố vượt qua tất cả những khó khăn vấp váp để đi đến cùng với ước mơ.


Lồng ghép vào những tình huống dở khóc dở cười của Sơn khi bước vào ngôi trường chuyên ban của tỉnh là hình ảnh của đất Đồng Tháp và câu chuyện về bảo tồn sếu đầu đỏ. Sự dẫn dắt đan xen giữa đường đi chưa được định hướng của những cô cậu học trò và sứ mệnh rường cột với quê hương đã khiến cho Kẻ di trú không đơn thuần là một bộ phim khai thác tuổi học trò hồn nhiên, tinh nghịch mà đó còn là một ước vọng lớn lao hơn về một thế hệ trẻ sống có trách nhiệm, biết nghĩ sâu và dám dấn thân cho lý tưởng sống của chính mình. Không một ai khác có thể mở cánh cửa tương lai cho mình nếu bản thân mình không có mục đích sống, không đủ ý chí để vươn lên.


Sự dung dị của người, của đất được đạo diễn đưa vào phim một cách tự nhiên, khiến cho những phân cảnh tưởng như không cần thiết nhưng lại là những mắt xích góp phần làm nên chất mộc, sự gần gũi cho câu chuyện. Lời thoại hồn nhiên, những trò đùa tự phát của các nhân vật đôi khi lại là những bài học nhỏ góp phần rèn luyện nhân cách cho tuổi học trò, phải luôn biết phấn đấu, tha thứ, chia sẻ và biết sống vì mọi người.


Không vắng những tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những tranh chấp cãi vã dễ thương của tuổi học trò và điều khiến Kẻ di trú có sức chinh phục, thu hút khán giả hơn hết chính là cách thể hiện mộc mạc, mang đậm hình ảnh của thế hệ học trò ở vùng quê Nam Bộ. Một yếu tố góp phần tạo thêm sự thu hút cho phim Kẻ di trú là nhiều tình huống hài hước được các gương mặt trẻ thể hiện rất có duyên.  


...............................................

Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn